Cách chọn hạt giống hoa chất lượng

Khi mua Hạt Giống Hoa, bất cứ ai cũng quan tâm đến chất lượng hạt, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm, sự sinh trưởng và phát triển của cây sau này.

Hiện nay, trên thì trường có rất nhiều cơ sở cung cấp hạt giống, đối với người tiêu dùng, nó như một “ma trận”. Điều mà những người trồng hoa quan tâm hàng đầu là chất lượng hạt. Bởi, dù có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về các giống cây trồng bao nhiêu cũng không có được thành quả như ý nếu gặp hạt giống kém chất lượng. Vậy, làm thế nào để chọn được hạt giống hoa chất lượng?

Một gói Hạt Giống Hoa của Hạt Giống Phương Nam chất lượng tốt phải đảm bảo những tiêu chí sau:

Bao bì

Bất cứ sản phẩm nào bạn cũng cần phải quan tâm từ “ngoại hình” đến “tâm hồn” của chúng. Một sản phẩm tốt là một sản phẩm được bảo quản đúng cách. Thế nên, hình thức của chúng phải ổn. Bao bì phải sạch sẽ, không nhàu nhĩ hay bị rách. Vì, nếu không được bảo quản đúng cách, hạt giống sẽ bị vỡ hoặc ẩm mốc, ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây sau này.

Xuất xứ rõ ràng

Đây là tiêu chí hàng đầu mà bạn cần chú ý. Tuyệt đối không mua hạt giống không có xuất xứ rõ ràng. Các bạn nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ Nga, Pháp, Mỹ, Nhật hay Thái Lan. Vì, hầu hết các giống này đều là F1, tỷ lệ nảy mầm cao và khả năng chống sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, những hạt xuất xứ từ những nước này hầu hết đều khá phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam.

Hạn sử dụng

Bất cứ sản phẩm hạt giống cây trồng nào bạn cũng cần chú ý đến hạn sử dụng in trên bao bì. Tránh mua những sản phẩm gần hết hạn, vì chất lượng sẽ không được như ban đầu, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm.

Tỷ lệ nảy mầm, ra hoa

Hầu hết tất cả các sản phẩm Hạt Giống Hoa đều sẽ được nhà sản xuất in rõ ràng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ ra hoa. Cả hai tiêu chí này bạn đều phải chọn những sản phẩm đạt trên 80%.

Các vấn đề thường gặp khi mua Hạt Giống Hoa không đạt yêu cầu

Khi bạn có niềm đam mê với hoa, quyết tâm tự tay trồng trọt chăm sóc để đón đợi thành quả. Tuy nhiên, nếu hạt giống bạn mua kém chất lượng thì những gì bạn nhận được không phải là những đóa hoa xinh đẹp mà là những bực bội và rắc rối.

Hạt không nảy mầm hoặc nảy mầm cực kỳ ít

Đây là vấn đề nan giải đầu tiên mà bạn gặp, không gì tồi tệ hơn việc mày mò cách ươm mầm và làm đúng hướng dẫn, đúng kỹ thuật nhưng các hạt mầm không hề “thức dậy”.

Sâu bệnh tấn công

Bất cứ giống hoa nào cũng sẽ có sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, nếu sản phẩm bạn mua là giống F1 thì trường hợp này rất ít xảy ra. Sẽ khá phiền phức nếu những cây hoa cứ “bệnh tật” liên miên. Việc tốn quá nhiều thời gian tìm cách phòng trị sẽ khiến bạn không còn cảm thấy hứng thú khi chăm sóc vườn hoa. Thêm vào đó, rất có thể các sâu bệnh này sẽ lây lan sang những giống cây khác trong vườn nhà bạn.

Cây không ra hoa

Trường hợp này không phải hiếm gặp, những hạt giống không đủ chất lượng sẽ rất khó ra hoa hoặc cho hoa rất ít dù bạn đã chăm sóc rất đúng kỹ thuật được hướng dẫn. Điều này sẽ khiến vườn hoa của bạn không được đẹp mắt.

Hoa nhanh tàn

Trường hợp này rất ít ai để ý, nhưng những hạt giống chất lượng F1 sẽ cho hoa to, bền màu mà lâu tàn hơn những hạt không đạt chuẩn.

Cuối cùng, để tránh tiền mất tật mang thì bạn nên tìm đến một địa chỉ cung cấp Hạt Giống Hoa uy tín.

Hy vọng những gợi ý trên của Angelina Ballerina The Musical sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn và gieo trồng các giống hoa để làm đẹp vườn nhà. Chúc các bạn thành công!

 

4 điều cơ bản cần học khi bạn học đàn Guitar

Theo nghiên cứu, âm nhạc ngoài khiến cho đầu óc thư thái, giảm tress còn kích thích sự phát triển của não bộ, đặc biệt là đối với trẻ em. Một số người đam mê âm nhạc đến nỗi khao khát tự tay mình sẽ vẽ nên một giai điệu âm nhạc để đời, du dương, trầm bổng, mang tính giáo dục và lay động lòng trắc ẩn của con người. Một trong những món đồ chơi “quý tộc” ấy phải kể đến cây đàn Guitar. Đàn Guitar có từ rất lâu đời, với nhiều chủng loại khác nhau nhưng vẫn mang đạm phong cách hiện đại pha lẫn truyền thống. Để học đàn Guitar và chơi nó như một nghệ sỹ thực thụ, bạn không thể bỏ qua 4 điều cơ bản sau đây.

Làm quen với cây đàn.

Không ai sử dụng vũ khí mà không hiểu rõ về chúng, học đàn Guitar cũng vậy. Bạn cần làm quen và nắm cấu tạo của nó để có thể điều khiển nó theo ý mình. Các bộ phận trên đàn Guitar gồm dây đàn, thân đàn, cần đàn, đầu đàn, bộ khoá đàn và mặt phím. Ngoài ra đối với một số loại Guitar khác cũng có thêm nhiều bộ phận hỗ trợ phù hợp với cấu tạo và chức năng của chúng. Trên đàn Guitar, bộ phận dây đàn và phím bạn cần làm quen trước nhất, tuỳ cấu tạo dây mà âm thanh có thể trầm bổng khác nhau.

Cách cầm Guitar.

Một người thợ Guitar luôn biết cách cầm đàn đúng cách, khi cầm có thể kiểm soát và linh hoạt chúng như một vũ khí phòng thân. Cứ nhìn cái cảnh anh thợ đàn múa trên sân khấu với chiếc Guitar của mình, ai cũng nghĩ họ là một. Đối với những người thuận tay phải, thì tay trái sẽ hỗ trợ bấm phím, cầm đàn, tay phải khảy dây, quạt chả. Khi chơi Guitar, bạn cần ngồi thẳng lưng trên ghế phẳng, để thùng đàn chạm vào bụng và ngực, ban đầu có hơi khó chịu nhưng tư thế này sẽ giúp bạn đỡ mỏi lưng và vai hơn.

Cách cầm đàn Guitar
Cách cầm đàn Guitar

Lên dây chính xác.

Không cần biết ban đầu bạn cảm âm đúng hay sai, việc lên dây chính xác là rất quan trọng. Nếu cầm đàn mà không biết cách lên dây chuẩn cũng được xem là người không biết chơi đàn. Việc lên dây tốt sẽ tốn khá nhiều thời gian cho bạn tập luyện đấy, nhưng cần kiên trì và dành thời gian cho nó bạn nhé!

Cách lên dây đàn chính xác
Cách lên dây đàn chính xác

Thực hành thường xuyên.

Sự linh hoạt múa máy của ngón tay trên phím đàn cũng như sự chuyên nghiệp trong lên dây, cảm âm sẽ là kết quả của quá trình thực hành trên đàn Guitar mà bạn đã “khổ công tu luyện”. Học đàn Guitar chưa bao giờ là khó khăn nếu như bạn biết cách mà kiên nhẫn hơn, người xưa nói “giục tốc bất đạt” là vậy, học đàn Guitar chắc hẵn không khác là bao 

Việc tự học đàn Guitar luôn đòi hỏi tính kiên nhẫn, tự tìm tòi. Thời gian đầu rất khó khăn, nhưng nếu bạn muốn nhanh chóng hơn thì hãy đến các Trung tâm dạy các lớp học Guitar uy tín

5 điệu nhảy phổ biến được yêu thích trong khiêu vũ

Khiêu vũ là bộ môn nghệ thuật rất được ưa chuộng hiện nay. Dưới đây là 5 điệu nhảy cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện trong khiêu vũ.

1. Chachacha

Đây là điệu nhảy có 5 bước trong 4 phách (beats), vui, nhẹ nhàng và có tính cách đùa cợt và trêu ghẹo nhau (catch-me-if-you-can atmosphere) giữa 2 bạn nhảy.
Chassez hay Triple Steps là bước đặc trưng của Chachacha; bước nhảy Chachacha phải nhanh, gọn và có động tác chuyển hông. Những bước phổ thông của Chachacha là New York, Cuban Break, Straight Chassez và Overturned Chassez.

2. Rumba

Đây là điệu nhảy về một chuyện tình, một sự biểu lộ của cảm xúc về “sex” giữa nam và nữ; người nữ tìm cách chinh phục người nam bằng những yếu tố duyên dáng và nữ tính của mình; người nhảy Rumba phải bước trên mu bàn chân (balls of feet), phải thể hiện tính lãng mạn và tình tứ của Rumba giữa hai bạn nhảy bằng những động tác chuyển hông (hip actions) và những động tác thân thể (body movements) của nhau.
Những bước phổ thông của Rumba là New York, Cucaracha, Fan, Under arm turn, Walks, Sliding Door, Closed Hip Twist.

3. Samba

Đây là điệu nhảy “vui như ngày hội ” (all-out party dance) và sexy, xuất phát từ Brazil và đòi hỏi ở người nhảy rất nhiều chuyển động hông, cách nhảy bật người lên xuống bằng đầu gối theo chiều đứng (vertical bounce action) một cách tự nhiên và thoải mái.


Người nhảy Samba phải bước bằng mu bàn chân như nhảy Rumba vậy. Những bước phổ thông của Samba là Samba basic, Whisk (về bên phải và bên trái), Volta, Botafogo, Samba Walks, Samba Rolls, Promenade & Counter Promenade Runs.

4. Tango

Nhảy Tango không như nhảy Waltz, bước Waltz là những bước liên tục (legato), xuống thấp và lên cao (Rise & Fall) và thẳng người; trái nghịch với Waltz, bước ngắt đoạn (staccato), đánh đầu (head turns) nhanh và sắc và giữ thân mình sát vào nhau (tight hold), không nhồi người (no bouncing action) là cách nhảy đặc trưng của Tango.
Passion và Power là 2 đặc tính của Tango. Những bước phổ thông của Tango cũng gần giống như những bước phổ thông của Waltz.

5. Salsa

Trên cơ bản, Salsa và Mambo giống nhau về cách nhảy và vũ hình nhưng khác nhau về cách đếm: nhạc Mambo thì đếm hai ba bốn một khi nhảy tới và nhảy lui như Rumba, còn nhạc Salsa thì đếm một hai ba bốn khi nhảy tới, năm sáu bảy tám khi nhảy lui và cách chơi trống tay (Percussions) và cách hát của Mambo và Salsa cũng khác nhau.
Nhạc Salsa nhanh hơn nhạc Mambo và Salsa hiện nay là điệu nhảy rất phổ thông tại các vũ trường và các tiệc tùng có khiêu vũ ỡ Mỹ trong cộng đồng người Việt.